DKNEC cung cấp hệ thống thiết bị công nghệ các hãng

Ngôn Ngữ - Language

Truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter

Đang online

Hiện có 38 khách Trực tuyến

Muốn phát triển KHCN phải dựa trên nền tảng doanh nghiệp

Cho đến nay, những người gắn bó, quan tâm đến Hội TĐH Việt Nam đều thấy Hội đang bước vào nhiệm kỳ IV với nhiều điểm đổi mới. Trong đó có sự đổi mới trong công tác tổ chức. Tỷ lệ thành viên doanh nghiệp tham gia vào Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội chiếm đến 50%. Ban Hỗ trợ Phát triển doanh nghiệp chính thức được hình thành. Nhân dịp này, Phóng viên Tạp chí Tự động hóa ngày nay đã có cuộc phỏng vấn TS. Đinh Văn Hiến, Phó Chủ tịch Hội kiêm Trưởng Ban Hỗ trợ Phát triển doanh nghiệp về sự đổi mới này.

TS. Đinh Văn Hiến, Phó Chủ tịch Hội TĐH Việt Nam, kiêm Trưởng Ban Hỗ trợ Phát triển doanh nghiệp của Hội

PV: Đại hội IV Hội TĐH Việt Nam quyết tâm thành lập Ban Hỗ trợ Phát triển doanh nghiệp, đồng thời cộng đồng doanh nghiệp cũng đề xuất cơ cấu 50% thành viên doanh nghiệp vào Ban Chấp hành, xin ông cho biết tại sao lại có sự quyết tâm này?

TS.Đinh Văn Hiến: Việc đưa 50% thành phần doanh nghiệp vào trong cơ cấu Ban Chấp hành Hội Tự động hóa Việt Nam là tư duy chiến lược của Ban lãnh đạo Hội nhiệm kỳ III trong quá trình chuẩn bị cho đại hội IV. Rất tuyệt vời là chủ trương này đã được đồng chí Nguyễn Quân, Chủ tịch mới của Hội đồng ý ngay trong chương trình đại hội.
Muốn phát triển Khoa học công nghệ phải dựa trên nền tảng doanh nghiệp. Lý thuyết về Khoa học công nghệ, TĐH phải được áp dụng vào thực tiễn, mà thực tiễn là những doanh nghiệp cung cấp giải pháp TĐH, những doanh nghiệp ứng dụng giải pháp TĐH. Hội TĐH Việt Nam là nơi tập hợp nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực TĐH, muốn đưa kết quả của các nhà nghiên cứu đến thị trường không đâu tốt bằng dựa vào các doanh nghiệp trong Hội.

PV: Vậy chức năng và nhiệm vụ của Ban Hỗ trợ Phát triển doanh nghiệp là gì thưa ông?

TS.Đinh Văn Hiến: Cũng giống như 5 nhiệm vụ cơ bản của Hội, Ban Hỗ trợ Phát triển doanh nghiệp sẽ thực hiện các chức năng nhiệm vụ gồm:Thứ nhất là tư vấn: Ban sẽ tư vấn, chia sẻ về thông tin của những doanh nghiệp TĐH trong khu vực và trên toàn cầu, xem họ phát triển như thế nào; thu thập thông tin kinh tế, công nghiệp, ứng dụng dịch vụ,… và chiến lược kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước để các doanh nghiệp trong Hội tự chọn được chiến lược phát triển đặc thù của doanh nghiệp mình có hiệu quả.

Thứ hai là phản biện: Sau khi thu thập thông tin trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp ứng dụng cũng như doanh nghiệp cung cấp, xem có có khó khăn thuận lợi gì, có gì vướng mắc cản trở thì số thông tin đó được chắt lọc và báo cáo lên cho các cấp quản lý như Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ KH&CN, Bộ Công thương, cao hơn nữa là cấp Chính phủ. Những thông tin đó có thể là xung quanh chiến lược phát triển của ngành, chính sách tiền tệ, thuế, xuất nhập khẩu… đang trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp TĐH. Vì doanh nghiệp TĐH đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình CNH-HĐH và phát triển kinh tế của đất nước.

Thứ ba là thẩm định: Thông thường việc thẩm định giá, chất lượng, quy trình giải pháp,… nếu các doanh nghiệp tự thẩm định cho mình sẽ không đủ, nhưng khi đưa đến các tổ chức không đúng chức năng hoặc không chuyên môn hóa, việc thẩm định cũng không chính xác. Lần này Hội đã cấu trúc mới có các ban (Ban tổ chức phát triển Hội; Ban Đối ngoại, Xúc tiến thương mại, Truyền thông; Ban Khoa học Công nghệ và Đào tạo; Ban Hỗ trợ Phát triển doanh nghiệp; Ban Kinh tế và Kế hoạch đầu tư) và các ban này muốn hoạt động cũng phải có sự tham gia của Ban Hỗ trợ Phát triển doanh nghiệp phối hợp. Chức năng của Ban này không những phát huy năng lực của doanh nghiệp trong Ban mà còn kết nối với các ban khác để giúp các doanh nghiệp có được tiếng nói, có được đề xuất các vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Đặc biệt trong tương lai, Hội TĐH cũng có chiến lược để tạo lập được chương trình đào tạo, đào tạo lại, sát hạch chất lượng kỹ sư sau khi ra trường, cấp chứng chỉ kỹ sư chuyên nghiệp, kỹ sư trưởng theo chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu hội nhập WTO, TPP.

Thứ tư là kết nối: Xưa nay kết nối vẫn là vai trò quan trọng của các Hiệp hội để tạo ra các chuỗi giá trị trong cả hệ thống, tức là kết nối giữa các doanh nghiệp ứng dụng với các doanh nghiệp cung cấp, giữa các doanh nghiệp phân phối sản phẩm cho cùng doanh nghiệp ứng dụng theo kiểu tích hợp hệ thống. Những kết nối đó, bao gồm văn hóa ứng xử, thông tin, thị trường, chủng loại sản phẩm, học thuật,… giải pháp hữu ích để nâng cao năng lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp của Hội với doanh nghiệp nước ngoài.

Cuối cùng là chia sẻ: Khi các doanh nghiệp có một sân chơi chung, có một lá cờ tiên phong, nắm bắt được chính sách vĩ mô của quốc gia thì các doanh nghiệp sẽ tìm cách hoạch định, thiết lập chiến lược của mình hòa được với chiến lược chung đó. Ví dụ nắm bắt được vấn đề về phát triển công nghệ xanh, phát triển công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp, kinh tế dịch vụ,… từ đó các doanh nghiệp có thể chia sẻ với nhau về thông tin, thị trường, học thuật, giải pháp… đặc biệt là nguồn lực, có thể là nguồn lực dùng chung.

Đối với Ban Hỗ trợ Phát triển doanh nghiệp ngoài các chức năng, nhiệm vụ chung đó, khi đi vào từng nhiệm vụ cụ thể Ban sẽ phải có chiến lược và kế hoạch hoạt động cụ thể.

PV: Với quyết tâm như vậy, ngay sau đại hội, Ban Hỗ trợ Phát triển doanh nghiệp đã có những bước triển khai hoạt động như thế nào?

TS.Đinh Văn Hiến: Ban đã lên các kế hoạch, lên được sơ đồ tổ chức, chọn ra được 5 phó ban phụ trách 5 mảng công việc. Tiếp theo là phát triển hệ thống cán bộ của từng phân ban. Các cán bộ được lấy từ thành viên của Ban Chấp hành. Theo kế hoạch, từ nay đến trước Tết Nguyên đán 2015 sẽ thiết lập các hệ thống phân ban tại các tỉnh để hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Ban và có những chuyến giao lưu doanh nghiệp, chính quyền các tỉnh để đẩy mạnh hoạt động của Hội cũng như của Ban.

PV: Mục đích của Ban là để đẩy mạnh phát triển ngành TĐH tại Việt Nam cũng như đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước, vậy làm thế nào để Ban thu hút đông đảo các doanh nghiệp TĐH tham gia vào cộng đồng doanh nghiệp TĐH và làm thế nào để phát huy hiệu quả của Ban?

TS.Đinh Văn Hiến: Với các nhiệm vụ của Ban nói trên, đầu tiên phải thiết lập được hệ thống doanh nghiệp tham gia, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kết nối, từ doanh nghiệp cung cấp giải pháp đến doanh nghiệp ứng dụng. Vai trò của Ban là làm thế nào là cầu nối để kết nối các nhà cung cấp với nhau, các nhà cung cấp giải pháp với các nhà ứng dụng, liên thông giữa các nhà ứng dụng với nhau, thậm chí hỗ trợ lẫn nhau đầu vào đầu ra cho sản phẩm; kêu gọi các doanh nghiệp tham gia viết bài trên Tạp chí Tự động hóa ngày nay, đăng ký đề tài để tạo môi trường cho các doanh nghiệp giao lưu tìm hiểu nhau; đẩy mạnh nhận diện thương hiệu của Hội, vai trò của Ban; tư vấn cho các doanh nghiệp làm thế nào để marketing tại các diễn đàn, hội thảo; phát huy vai trò của doanh nghiệp mới vào nghề; tạo điều kiện cho sinh viên mới vào trường nhận thức được nghề, sinh viên chuẩn bị ra trường tiếp cận cơ hội việc làm, cơ hội về thực tập hay cơ hội về tham quan tìm hiểu, cơ hội triển khai thực tiễn.

Điều cốt lõi nhất là mang lại các quyền lợi cho doanh nghiệp thông qua các Ban khác trong Hội như phản biện chính sách tài khóa, xuất nhập khẩu phù hợp để phát huy năng lực cạnh tranh cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp TĐH.

Tóm lại là cố gắng phát huy cái ban đầu là thông tin, thứ hai là dự báo thị trường, nắm bắt thông tin chiến lược vĩ mô, chia sẻ giải pháp hữu ích thông qua tận dụng nguồn nhân lực trí thức của Hội.

PV: Cảm ơn ông về những chia sẻ trên!

Bảo Hà (thực hiện)

Số 165 (11/2014)♦Tạp chí tự động hóa ngày nay

 


Bài liên quan:


Hỗ trợ online

Phòng kinh doanh:
Giám đốc kinh doanh
Mr. Khánh: 0905 765 666
Email: kinhdoanh@dknec.com.vn

Văn phòng đại diện TP. HCM: 51 Đường Số 2, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP. HCM
ĐT:  (028) 6291 6699
Trợ lý kinh doanh
Ms. Long:  0983 285 089