DKNEC cung cấp hệ thống thiết bị công nghệ các hãng

Ngôn Ngữ - Language

Truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter

Đang online

Hiện có 58 khách Trực tuyến

Cung cấp lắp đặt thiết bị TGNL cho HT máy nén khí NM Giấy

- Nhà máy Giấy Bãi Bằng ...  

Hiện nay, ngành giấy Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 15 - 16%/năm với 400 doanh nghiệp (DN) sản xuất giấy hoặc chế biến các sản phẩm liên quan đến giấy. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất giấy và bột giấy của các DN nhỏ và vừa còn ở mức trung bình và lạc hậu. Máy móc, trang thiết bị sản xuất không đồng bộ. Phần lớn các DN này sử dụng các công nghệ có mức tiêu hao năng lượng  cao nên chi phí sản xuất lớn, làm giảm sức cạnh tranh của DN, gây lãng phí năng lượng và ô nhiễm môi trường. Tiết kiệm năng lượng là (TKNL) vấn đề cấp bách đặt ra với ngành sản xuất giấy.

Tiết kiệm năng lượng trong ngành giấy - Nâng cao năng lực cạnh tranh

Theo thống kê của Hiệp hội Giấy Việt Nam, trong sản xuất giấy tại các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ của Việt Nam, chi phí nhiên liệu của giá thành sản phẩm chiếm 6%-9%, chi phí điện năng chiếm 7%-12%. Với khoảng 400 DN sản xuất hoặc chế biến các sản phẩm liên quan đến giấy, tốc độ tăng trưởng ngành đạt 15%-16%/năm, dự kiến đến năm 2010, Việt Nam sẽ sản xuất 2 triệu tấn giấy. Khi gia nhập WTO, để cạnh tranh với các DN nước ngoài ngay trên sân nhà, các DN ngành giấy phải nâng cao chất lượng và giảm chi phí sản xuất.

Bài toán quản lý năng lượng

Theo ông Nguyễn Bang, nguyên Phó Tổng thư ký Hiệp hội Giấy Việt Nam, sự phát triển ngành giấy Việt Nam là tất yếu. Năm 2000, thế giới sản xuất 320 triệu tấn. Đến năm 2010, theo dự báo của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), sản lượng giấy sẽ đạt 476 triệu tấn, tăng 49% so với năm 2000. Trong khi đó, tại Việt Nam, năm 2000 các nhà máy giấy mới sản xuất được 420.000 tấn. Dự báo, năm 2007, sản lượng giấy sẽ đạt 1,15 triệu tấn và 2 triệu tấn vào năm 2010.
Ngành giấy cần phải có những giải pháp tiết kiệm năng lượng nhằm giảm giá thành sản phẩm.

Nhưng mức sản xuất 2 triệu tấn/năm vẫn chưa đủ cho nhu cầu tiêu thụ của người dân. Hàng năm, chúng ta vẫn phải nhập khẩu gần 50% sản lượng giấy các loại.

Trong khi đó, mức sử dụng giấy bình quân trong nước chưa vượt qua 13kg/người/năm. Con số tương đương này ở khu vực Đông Nam Á là 40kg/người và thế giới là trên 70kg/người.

Ông Nguyễn Bang cũng khẳng định "mức tiêu thụ giấy của ASEAN sẽ tăng nhanh do mức tăng trưởng kinh tế cao, mức tăng dân số cũng cao. Bên cạnh đó, trình độ học vấn được nâng cao kéo theo nhu cầu tiêu thụ giấy viết, giấy in, giấy báo tăng nhanh. Hay như các ngành công nghiệp khác tăng trưởng nhanh kéo theo nhu cầu tăng mạnh khối lượng giấy bao bì, hòm hộp".

Có nhiều lợi thế về thị trường và chính sách nhưng trình độ công nghệ và hiện đại trang thiết bị của các nhà máy giấy hiện nay rất yếu. Bên cạnh đó, hạn chế về vốn và không nắm sát được yêu cầu thị trường khiến các sản phẩm giấy của DN Việt Nam bị đánh giá thấp về chất lượng, giá thành cao, khó tiêu thụ.

Ông Nguyễn Bá Vinh, Giám đốc dự án "Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các DN vừa và nhỏ" cho biết: "Từ nay đến năm 2010, các DN vừa và nhỏ thuộc ngành giấy khi tham gia dự án sẽ được Ngân hàng Công thương Việt Nam bảo lãnh cho vay từ 80 triệu đến 2 tỷ đồng (tối đa 75% vốn vay đầu tư) để đầu tư các dự án tiết kiệm năng lượng (TKNL) mà không cần tài sản bảo đảm.

Đồng thời cũng sẽ được hỗ trợ kinh phí thực hiện kiểm toán năng lượng và chuyển giao công nghệ 10-30 triệu đồng. Thông qua dự án, các DN sẽ triển khai đầu tư thiết bị hiện đại vào từng khâu trong dây chuyền sản xuất nhằm giảm chi phí trong năng lượng xuống 10%-15%, đồng thời vẫn tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Có hiệu quả: cần nhân rộng

"Năng lượng sử dụng trong sản xuất giấy bao gồm điện năng (dùng cho động cơ, chiếu sáng, các thiết bị vận hành khác) và nhiệt năng (dầu mỏ, than đá để đốt nồi hơi). Vì vậy, trước tiên phải thực hiện các biện pháp tiết kiệm cả điện năng và nhiệt năng trong sản xuất trước", ông Nguyễn Bang đề nghị.

Các biện pháp có thể áp dụng như sử dụng động cơ có công suất vừa đúng với công suất thiết kế của máy cơ; nên thay động cơ thường bằng động cơ biến tần; hạn chế máy chạy không tải; bố trí hợp lý hệ thống chiếu sáng... Đồng thời thay thế nồi hơi đốt dầu bằng nồi hơi đốt than đá, thường xuyên kiểm tra hệ thống ống dẫn hơi để kịp thời xử lý, thu hồi và sử dụng triệt để nước ngưng tụ...
 


Bài liên quan:


Hỗ trợ online

Phòng kinh doanh:
Giám đốc kinh doanh
Mr. Khánh: 0905 765 666
Email: kinhdoanh@dknec.com.vn

Văn phòng đại diện TP. HCM: 51 Đường Số 2, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP. HCM
ĐT:  (028) 6291 6699
Trợ lý kinh doanh
Ms. Long:  0983 285 089